Bằng C Lái Được Những Loại Xe Gì? Cập Nhật Mới Nhất 2022

Bằng C Lái Được Loại Xe Gì?

Bằng lái xe hạng C cũng là một trong những loại giấy phép lái xe được sử dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay vì nó cần thiết cũng như quyền lợi sử dụng cao.Nếu bạn đang phân vân không biết có nên nâng cấp lên bằng C hay không. Bạn không biết bằng C lái được những loại xe nào thì đây là bài viết dành cho bạn. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm những thông tin về bằng C cũng như điều kiện để thi và học bằng lái xe hạng C.

Bằng C lái xe gì theo luật mới?

Hiện nay Bộ Giao Thông Vận Tải đã quy định rõ ràng trong khoản 8 điều 16 trong TT12/2017/TT-BGTVT về phân hạng giấy phép lái xe: 

Bằng lái xe hạng C được sử dụng cho người lái xe điều khiển những phương tiện sau đây: 

  1. Những loại ô tô tải chuyên dụng, ô tô tải, ô tô chuyên dụng được phép có trọng tải trên 3.500kg. 
  2. Máy kéo kéo một rơ moóc được phép có trọng tải trên 3.500kg
  3. Những loại xe được quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2. 
Bằng lái xe hạng C lái được những dòng xe tải hạng nặng
Bằng lái xe hạng C lái được những dòng xe tải hạng nặng

Bằng lái xe hạng C không được lái những loại xe nào?

Bằng lái xe hạng C được phép sử dụng và điều khiển các loại xe chở người 4 5 7 chỗ, và những xe SUV, loton, minivan và những loại dòng bán tải cỡ lớn. Tuy nhiên bằng lái xe hạng C cũng có những loại xe bị hạn chế như: 

– Bằng lái xe hạng C sẽ không được phép lái những xe ô tô chở người có trên 9 chỗ ngồi, ví dụ như xe khách trên 16 chỗ và những loại xe minivan có hơn 9 chỗ ngồi. 

– Bằng C cũng không được phép điều khiển các loại xe tải hạng nặng như Container. Tuy nhiên khi tài xế đã sử dụng bằng C đủ 3 năm, lúc này tài xế có thể nộp hồ sơ và xin nâng hạng lên bằng FC thì được phép lái các loại xe tải hạng nặng. 

Điều kiện để học và thi bằng lái xe hạng C

Về tình trạng sức khỏe

Tài xế phải có hồ sơ, giấy khám sức khỏe được cấp bởi bệnh viện, quận, huyện, thành phố hay do trung tâm y tế trong khoảng thời gian 3 tháng gần nhất. Kèm với ảnh thẻ và xác nhận của bác sĩ. 

Cơ thể bình thường, có sức khoẻ ổn định và không bị mắc bệnh hiểm nghèo.  

Các bệnh lý sau đây sẽ không được phép dự thi GPLX hạng C gồm: 

  • Có tiền sử về bệnh động kinh
  • Bệnh cần cách ly
  • Bệnh dễ truyền nhiễm
  • Bệnh dễ nguy hiểm cho xã hội
  • Cơ thể bị thiếu hoặc thừa những phần của các chi như thiếu hoặc thừa những ngón tay, ngón chân; bệnh teo cơ.

Tuổi và học vấn

Có bằng tốt nghiệp THCS trở lên.

Bắt buộc phải có độ tuổi trên 21 tuổi (được tính từ ngày dự thi GPLX)

Điều kiện để học và thi bằng lái xe hạng C
Điều kiện để học và thi bằng lái xe hạng C

Lưu ý quan trọng:

– Bộ Giao thông vận tải đã quy định về nâng dấu trong điểm a khoản 3 điều 7 theo TT 12/2017/TT-BGTVT như sau: 

– Để nâng lên hạng C từ hạng B2, tài xế phải đảm bảo đầy đủ sức khoẻ như quy định và thời gian lái xe ít nhất là 3 năm với quãng đường lái xe an toàn trên 50.000km. 

– Khi xác định học lái xe để điều khiển những loại xe tải hạng nặng có trọng tải trên 3.500kg và đi theo hướng lái xe chuyên nghiệp thì bằng lái xe hạng C sẽ thích hợp cho bạn. 

– Thời gian chờ bằng lái xe hạng C khá lâu, bạn phải chờ từ ngày thi sát hạch ít nhất là 5 tháng và có thể lên đến 6 đến 10 tháng. Tuỳ thuộc vào trường bạn tham gia học lái xe. 

– Khi đi học thực hành bằng xe tải bằng lái xe hạng C, sẽ không giống như bằng B và B1, lúc này người tham gia thi phải trực tiếp lái xe đến sân tập chứ không được nhận xe từ tổ chức. 

Thời gian học các hạng bằng lái xe ô tô

Bộ Giao thông vận tải đã quy định trong điều 13 và điều 14 ở thông tư 12/2017/TT-BGTVT như sau: 

Đào tạo lý thuyết bằng lái xe hạng C là 168 giờ và thực hành là 752 giờ tổng cộng đào tạo là 920 giờ. 

– Với trường hợp nâng cấp giấy phép lái xe:

  • Từ hạng B2 nâng cấp lên hạng C: Tổng là 192 giờ trong đó đào tạo lý thuyết là 48 giờ và thực hành là 144 giờ
  • Từ hạng C nâng cấp lên hạng D: Tổng là 192 giờ trong đó thời gian đào tạo lý thuyết là 48 giờ và thời gian thực hành là 144 giờ
  • Từ hạng C nâng cấp lên hạng E: Tổng là 336 giờ trong đó thời gian đào tạo lý thuyết là 56 giờ và thực hành là 280 giờ. 
  • Từ hạng C, D, E lên hạng FC: Tổng là 272 giờ trong đó thời gian đào tạo lý thuyết là 48 giờ và thời gian thực hành là 224 giờ. 

Thời hạn sử dụng bằng lái xe hạng C

Bộ Giao thông vận tải cũng đã quy định về thời hạn sử dụng bằng lái xe trong điều 17 thông tư 12/2017/TT-BGTVT như sau: 

  • Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE được sử dụng trong thời gian 5 năm được tính từ ngày cấp. 

Chi phí cho việc học và thi bằng lái hạng C

Hiện tại, mức đóng lệ phí cho học viên học bằng lái xe trọn gói hạng C năm gồm học luật, hồ sơ, thực hành và thi sát hạch trong tầm khoảng 10.500.000 đồng. Khi bạn đã biết lái xe và chỉ đăng ký thi sát hạch và hồ sơ là 8.000.000 đến 8.500.000 đồng. 

– 8.500.000 là khoá cơ bản sau khi hoàn thành bạn sẽ đủ khả năng thi sát hạch lái xe hạng C thành công. 

Chi phí cho việc học và thi bằng lái hạng C
Chi phí cho việc học và thi bằng lái hạng C

Khoá học lái xe hạng C này bao gồm: 

Chi phí đã được bao gồm cả phí hồ sơ và thường lệ phí là 8.500.000 đồng một khóa. 

Chi phí đã được tính vào phí đào tạo lý thuyết và không giới hạn số buổi học . 

Chi phí đã được tính vào phí đào tạo thực hành gồm những khoảng sau: 

  • 12 buổi học thực hành 
  • Mỗi buổi học sẽ có 1h được cầm vô lăng
  • Học tay chỉ việc gồm 1 thầy và 1 học viên trên xe.
  • Lịch học được đặt theo thời gian rảnh của học viên. 
  • Chi phí xăng xe
  • Chi phí sân bãi tập lái xe
  • Chi phí trả công cho thầy.  

Bằng C khác gì với bằng B1 và B2

Điểm khác biệt rõ rệt nhất giữa bằng B1 và bằng C là tải trọng của xe được phép điều khiển những loại xe của. Bằng lái xe hạng C là được phép lái các loại xe ô tô tải hàng hoá có trọng tải trên 3.500 kg và bằng B2 chỉ được phép điều khiển những loại xe có trọng tải dưới 3.500 kg. 

Vì thế khi quyết định thi bằng lái xe loại nào, học viên cần phải xác định được mình sẽ lái những loại xe nào để có thể lựa chọn bằng lái xe phù hợp. Bình thường với những loại xe chở người người lái xe chỉ cần học bằng lái xe hạng hạng B1, và B2 là đủ. Còn đối với bằng lái xe hạng C thích hợp hơn cho những tài xế lái xe tải, khi sử dụng bằng lái xe hạng C sẽ được phép lái những loại xe hạng B2 và những loại xe tải có trọng tải trên 3.500kg. Nghĩa là bằng C sẽ là nâng cấp cao hơn của bằng B1 và B2. 

Bằng lái xe hạng C có lái được xe máy không? 

Ô tô và xe máy là hai phương tiện hoàn toàn khác nhau, khác biệt về cách lái và cả cơ cấu xe. Chính vì thế mà bằng lái xe máy và ô tô cũng đã được phân định rõ ràng cho những phương tiện. Chính vì thế mà tài xế sở hữu bằng lái xe hạng C sẽ không được phép lái những loại xe máy. Khi tài xế muốn lái xe máy phải tham gia thi sát hạch bằng lái xe A1. 

Trên đây là những thông tin liên quan về bằng lái xe hạng C mà MMK Auto đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Hãy tiếp tục theo dõi MMK Auto để cập nhật thêm nhiều những bài viết hay nữa nhé.