Các Loại Đèn Tín Hiệu Giao Thông Và Ý Nghĩa Của Nó

Các Loại Đèn Tín Hiệu Giao Thông

Khi người điều khiển phương tiện lưu thông trên đường thì bên cạnh 3 loại đèn tín hiệu chính xanh đỏ vàng thì còn có nhiều loại đèn giao thông phụ. Nếu không hiểu được ý nghĩa của các loại đèn giao thông sẽ làm cho người lái xe không thực hiện đúng quy định gây cản trở giao thông và nguy hiểm cho bản thân và những phương tiện khác.

Trong bài viết này hãy cùng MMK AUTO tìm hiểu rõ hơn về các loại đèn tín hiệu giao thông cũng như ý nghĩa của từng loại đèn để bạn không còn phải lo lắng khi di chuyển trên những tuyến đường có nhiều đèn báo hiệu.

Tổng quan về đèn tín hiệu giao thông

Đèn tín hiệu giao thông hay còn được gọi là đèn giao thông, đèn xanh đèn đỏ, đèn điều khiển giao thông. Đèn giao thông được xem là một thiết bị được dùng để điều khiển xe trên các cung đường giao lộ có lượng phương tiện giao thông lớn từ ngã ba, ngã tư, ngã năm.

Đèn giao thông giúp các phương tiện đi đúng quy định để đảm bảo sự an toàn cho mọi người đồng thời giảm tắc nghẽn giao thông đặc biệt các đoạn đường trong những thành phố lớn.

Tổng quan về đèn tín hiệu giao thông
Tổng quan về đèn tín hiệu giao thông

Mọi người sẽ dễ dàng bắt gặp đèn tín hiệu giao thông trên các điểm giao lộ hoặc các điểm giao nhau ngã ba, ngã bốn, ngã năm. Nguyên lý hoạt động của đen này được cài tự động hoặc có sự tham gia điều khiển từ cảnh sát giao thông.

Nếu không tuân thủ đúng quy định thì sẽ bị xử phạt với mức phạt rất nặng từ vài trăm nghìn cho đến vài triệu đồng . Ngoài ra thì còn bị giam bằng lái xe trong một khoảng thời gian quy định.

Các loại đèn giao thông và ý nghĩa

Loại đèn giao thông thường có 3 màu đỏ, vàng, xanh được sắp xếp theo chiều dọc hoặc chiều ngang, còn tùy vào vị trí đặt đèn để lựa chọn cách bố trí sao cho phù hợp.

Ngoài ra còn một vài loại đèn tín hiệu giao thông khác nữa như đèn có hình mũi tên hay đền dạng hình người. Tuy nhiên mỗi một loại đèn sẽ mang một ý nghĩa khác nhau. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của các loại đèn này nhé.

Các loại đèn giao thông và ý nghĩa
Các loại đèn giao thông và ý nghĩa

1. Đèn tín hiệu chính điều khiển giao thông

Đây là tín hiệu đèn giao thông khá phổ biến và được nhìn thấy nhiều nhất hiện nay. Đèn được đặt tại ngã ba, ngã tư nhiều phương tiện qua lại. Đèn tín hiệu chính điều khiển giao thông được áp dụng trên ba màu tín hiệu: xanh, vàng và đỏ có dạng hình tròn, lắp đặt theo chiều đứng hoặc nằm ngang. Ý nghĩa chi tiết từng màu đèn:
Đèn tín hiệu chính điều khiển giao thông
Đèn tín hiệu chính điều khiển giao thông
  • Đèn xanh 
Khi đèn xanh sáng đồng nghĩa với việc cho phép các phương tiện được phép di chuyển qua khu vực giao cắt.
  • Đèn Vàng

Đèn vàng bật sáng báo hiệu sự chuyển tiếp giữa đèn xanh và đèn đỏ nên các phương tiện phải dừng lại trước vạch đường dừng xe.

Trong trường hợp đã tiến sát vạch dừng xe phải nhanh chóng ra khỏi khu vực giao lộ. Khi đèn vàng nhấp nháy, phương tiện được phép di chuyển nhưng phải đi chậm, cần chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ và phương tiện khác.

  • Đèn Đỏ
Khi đèn đỏ bật sáng, các xe  không được phép di chuyển, phải dừng lại trước vạch dừng xe.

2. Đèn tín hiệu phụ hình mũi tên

Ngoài đèn tín hiệu xanh, vàng, đỏ trên đây thì tùy vào nút giao thông khác nhau mà bổ sung thêm một số đèn phụ thích hợp. Có 2 dạng đèn: đèn phụ có hình mũi tên và đèn phụ hình một loại phương tiện.

  • Đèn phụ hình mũi tên

Nếu ở cột đèn giao thông chính được lắp đặt thêm tín hiệu đèn phụ có hình mũi tên màu xanh thì các phương tiện khi tham gia giao thông chỉ được phép di chuyển khi tín hiệu đèn phụ có hình mũi tên bật sáng. Đèn tín hiệu hình mũi tên cho phép rẽ trái thì cũng đồng nghĩa với việc bạn được phép quay đầu.

Nếu như đèn mũi tên màu xanh bật sáng cùng với đèn vàng hoặc đèn đỏ thì điều khiển các phương tiện được phép đi theo hướng tín hiệu đèn mũi tên. Người điều khiển xe cần phải chú ý đi đúng làn đường được phép rẽ.

Đèn tín hiệu phụ hình mũi tên
Đèn tín hiệu phụ hình mũi tên
  • Đèn phụ hình một loại phương tiện

Đèn phụ của một loại phương tiện nào màu xanh thì chỉ phương tiện đó được phép di chuyển.

Còn khi đèn phụ của một loại phương tiện có màu đỏ thì phương tiện đó không được di chuyển.

  • Đèn hai màu dành cho người đi bộ

Đối với người đi bộ thì chỉ được phép qua đường khi tín hiệu đèn xanh bật sáng và được phép đi trên hàng đinh gắn trên đường hoặc vạch sơn. Chú ý, nếu như đèn xanh nhấp nháy liên tục có nghĩa là báo hiệu tín hiệu đèn sắp chuyển sang đèn đỏ, vì vậy mà người đi bộ không được đi ngang qua đường.

Điều khiển phương tiện giao thông bằng loại đèn hai màu

Đèn 2 màu xanh và đỏ dùng để điều khiển giao thông ở những địa điểm giao nhau giữa đường bộ với đường sắt, bến phà, cầu cất, nơi cho máy bay lên xuống ở độ cao gần..

  • Đèn xanh bật sáng: cho phép các phương giao thông được phép di chuyển
  • Đèn đỏ bật sáng: Mọi phương tiện khi thấy đèn đỏ sáng thì bắt buộc phải dừng lại, cấm đi

Lưu ý: 2 đèn xanh và đỏ không được bật sáng cùng một lúc

Ngoài ra đối với đèn đỏ hai bên thay nhau nhấp nháy ở điểm giao nhau với đường sắt, khi bật sáng thì mọi phương tiện phải đứng lại và chỉ được đi khi đèn đã tắt không còn nhấp nháy. Và để gây chú ý , ngoài nhấp nháy thì còn được trang bị thêm chuông điện nhắc nhở có tàu hỏa sắp đến.

Hy vọng sau khi tham khảo bài viết trên đây, các bạn đã biết đèn giao thông gồm có những loại và cũng hiểu rõ hơn về ý nghĩa của từng loại. Từ đó, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông cần phải tuân thủ quy định về tín hiệu của đèn khi lưu thông trên đường để đảm bảo an toàn và không vi phạm.